Những lưu ý về cầu thang trong nhà, thông số cầu thang tiêu chuẩn và kết cấu thi công cầu thang sắt
Cầu thang bộ là thành phần không thể thiếu trong không gian của bất kỳ công trình xây dựng (từ nhà ở, biệt thự, đến khách sạn hay căn hộ, văn phòng làm việc…). Với những ngôi nhà ở cao từ 3 – 5 tầng trở lên thì cầu thang không chỉ đóng vai trò trong việc đi lại mà nó còn là một lối dẫn cho không khí, ánh sáng.Thiết kế cầu thang còn liên quan đến cả sự an toàn cho các thành viên gia đình và tính thẩm mĩ cũng như bố cục trong không gian nội thất ngôi nhà.
Những lưu ý khi thiết kế cầu thang bộ
1.Tính an toàn của cầu thang
– Đầu tiên, thiết kế cầu thang phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, yêu cầu chiều cao của bậc thang cũng như chiều rộng cầu thang phải theo đúng tiêu chuẩn và đáp ứng công năng sử dụng.
– Theo tiêu chuẩn đối với người: độ rộng trung bình của cầu thang thường được bố trí là từ 80cm – 120 cm, và chiều cao của cả cầu thang là 15cm – 17cm. Một trong những điều cần tránh khi làm cầu thang là đối với các bậc thang thì độ rộng trung bình của một bậc là 24cm – 30cm.
– Theo tiêu chuẩn đối với những công trình lớn như biệt thự hoặc nhà cao tầng: độ rộng của cầu thang có thể từ 1,5m trở lên. Với kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp, người đi lại sẽ thong thả và ít bị mất sức. Tay vịn cầu thang cao từ 850 – 900mm tính từ mặt bậc lên vị trí tay vịn tương ứng trên mặt bậc sẽ đảm bảo an toàn nhất và vừa tầm tay sử dụng.
– Tiêu chuẩn Chiếu nghỉ cầu thang là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang và việc giảm tác động trượt dài khi bị ngã cầu thang giảm nguy hiểm cho người bị ảnh hưởng, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại. Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái và cũng phù hợp với tiêu chuẩn cầu thang. Đối với cầu thang của nhà có diện tích nhỏ mọi người có thể tùy chỉnh vị trí của chiếu nghỉ phù hợp không gian, đặc biệt lưu ý nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc lẻ. Nếu thang cuốn, thang liền bản thì bậc cuối cùng cũng phái là số lẻ.
– Do cầu thang là lối đi lại có kết cấu đặc thù không bằng phẳng, bao gồm nhiều bậc. Nên phải thiết kế đủ sáng (không quá bị chói) để đảm bảo an toàn cho người di chuyển. Nên có đèn cầu thang để đi lại ban đêm.
2.Thiết kế cầu thang tiết kiệm không gian
– Để tiết kiệm cho nhà ống nhỏ hẹp, bạn nên thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách,… giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn. Tuy nhiên, chung ta hoàn toàn có thể biến khoảng không gian này thành một điểm nhấn thú vị trong nhà, như một khu vườn nhỏ xinh sẽ khiến khu vực gầm cầu thang của nhà bạn thêm sinh động.
– Trong thiết kế kiến trúc nhà ở hiện đại, cầu thang thường kết hợp cùng giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng, rộng rãi và nhiều ánh sáng,… giúp làm đẹp thêm ngôi nhà và khiến khí lưu thông từ tầng một lên các tầng trên trong nhà được thông suốt.
3.Số bậc cầu thang phong thủy
Số bậc cầu thang tính tới mặt sàn mỗi tầng là căn cứ chính để định tốt, xấu mà không câu nệ tổng số bậc cầu thang trong nhà. Nếu cầu thang có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ cũng được tính là một bậc của cầu thang. Điều cần tránh khi làm cầu thang đó là số bậc không được rơi vào cung bệnh và tử.
Số bậc rơi vào cung “sinh” là tốt nhất: tức là tổng số bậc bằng bội của 4 + 1
Ví dụ: 4 x 5 + 1 = 21 bậc (ý nghĩa lại những điều tốt lành, sinh sôi nãy nở cho chủ nhà).
Các mẫu cầu thang và thông số tiêu chuẩn cần đáp ứng khi làm cầu thang
Kết cấu khi thi công các mẫu cầu thang sắt
Kết cấu khi thi công các mẫu cầu thang sắt Ziczac