Kinh Nghiệm Xây Nhà Trang Trí Ngoại Thất

Những điều cần biết khi dựng giếng trời cho nhà phố

Nhìn lại các ngôi nhà ở nói chung và nhà phố (nhà lô) nói riêng cách đây chừng 15 năm trở đi, rất ít, nếu không muốn nói là hầu như không thấy nhà có giếng trời. Giếng trời chỉ xuất hiện nhiều và trở nên quen thuộc trong những năm gần đây. Hiện nay, nhà phố vươn nhiều theo chiều cao, trên một hiện trạng đông đúc chật chội, có rất ít mặt thoáng, nên giải pháp giếng trời là cần thiết để tăng cường ánh sáng và thông thoáng.

Xem thêm: Nhà phố phá cách với giếng trời bằng kính / Nhà phố Sài Gòn với thiết kế giải quyết vấn đề về diện tích

Giếng trời không chỉ là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật nhằm lấy sáng và thông thoáng tự nhiên, cải thiện môi trường vi khí hậu; mà thực tế còn là không gian đặc biệt, một điểm nhấn của ngôi nhà. Thông thường, để khai thác tối đa hiệu quả, giếng trời thường được đặt ở khoảng giữa nhà. Tại vị trí đó, có thể khai thác giếng trời tới 3 mặt (một mặt thường giáp tường biên), cho các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, hành lang…, hay các phòng chức năng khác. Vị trí trung tâm đó làm cho giếng trời hút tầm nhìn, gây ấn tượng thị giác và dễ được đầu tư, chăm chút để cho giếng trời đẹp, làm cho cả không gian lớn liền kề như phòng sinh hoạt chung, bếp…, cũng đẹp hơn. Tất nhiên cũng có những ngôi nhà có hơn một giếng trời và cũng không phải ngôi nhà nào có giếng trời thì cũng nằm ở giữa nhà.

giengtroi4

I. KHAI THÁC HIỆU QUẢ CỦA GIẾNG TRỜI

Dể khai thác tối đa hiệu quả, giếng trời thường được đặt ở khoảng giữa nhà. Ở vị trí này, có thể khai thác giếng trời tới 3 mặt cho từng không gian cụ thể.

Có 3 nơi chính để làm đẹp cho giếng trời là: Đỉnh giếng – nơi có mái kính và hệ khung mái (kết hợp hoa sắt bảo vệ); những diện tường xuyên tầng của giếng trời, và đáy giếng. Trên đỉnh giếng có thể trang trí bằng chính hệ khung mái, hoa sắt. Những kết cấu thép này khi được ánh nắng chiếu xuống, đổ bóng lên tường rất đẹp. Nơi đây cũng có thể treo đèn hay các vật trang trí. Diện tường trong giếng trời có thể xây, ốp trang trí, treo cây xanh…, kết hợp chiếu sáng. Và đáy giếng có thể là vườn cây, vườn khô, bể cảnh, bể cá…

Tuy nhiên cần lưu ý, làm giếng trời thì trước hết phải đảm bảo chức năng của nó, rồi mới đến việc trang trí. Nhiều người xem nơi nọ nơi kia, cứ muốn bắt chước cái giếng trời như thế, trang trí như thế, nhưng không phù hợp với kiến trúc, với sinh hoạt nhà mình và các điều kiện khác. Lại có người muốn làm giếng trời chỉ để… chơi, để “oách” cho ngôi nhà không cần thiết, khi mà thoáng sáng tự nhiên đã đủ và diện tích không dư dả.

Thực ra, tự thân giếng trời đã là một bộ phận, một không gian đặc biệt, cùng với ánh sáng khá mạnh từ phía trên chiếu xuống, đã trở thành điểm nhấn. Không nên trang trí, sắp đặt quá phức tạp rườm rà, làm cho rối mắt hoặc làm ảnh hưởng đến vai trò chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên.

Theo tcnhadep.com

II. Những lưu ý khi thiết kế giếng trời

1. Biện pháp chống dột, chống tạt

Điều quan trọng nhất trước khi quyết định có nên làm một giếng trời đối với căn nhà hay không thì các bạn nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của KTS. Đối với việc thiết kế giếng trời thì sẽ có 2 phương án để chọn vật liệu che chắn cho giếng.

Loại giếng trời có khả năng chuyển động cho phần che chắn thường được sử dụng bằng tấm Polycarbonat kết hợp cùng khung thép. Sử dụng ròng rọc kéo tay khi muốn đóng lại.

Loại giếng trời có mái che cố định thường sẽ sử dụng vật liệu là kính cường lực 2 lớp kết hợp cùng khung thép chắc chắn. Nên tạo khoảng cách từ tấm kính và thành của miệng giếng trời tầm 40cm kết hợp cùng tấm lam bẩy gió. Lưu ý nên chọn tấm kính che lớn hơn miệng giếng 30 – 50cm để tránh tình trạng mưa có thể lọt vào.

2. Hệ thống thoát nước sàn

Nếu bạn muốn tận dụng khu vực giếng trời để làm vườn cảnh trong nhà, bạn nên có một hệ thống thoát nước sàn hợp lý. Vào mùa mưa, lượng nước mưa nhiều có thể gây nên tình trạng ứ động nước khiến cho mặt sàn bị ẩm và hư hỏng, ngoài ra còn khiến cho cây xanh dễ chết hơn.

Vì vậy việc làm hệ thống thoát nước là rất cần thiết hoặc mái che tại cổng giếng trời để hạn chế những điều kiện tự nhiên trong thời tiết mua quá nhiều hoặc nắng quá nhiều.

3. Vị trí hợp lý để đặt giếng trời

Dựa vào diện tích xây dựng, vị trí của ngôi nhà để có được bố trí giếng trời ở khu vực nào trong nhà. Với những căn nhà ống có lợi thế về chiều dài, KTS có thể bố trí giếng trời ở giữa hoặc cuối nhà để lượng ánh sáng tự nhiên được lưu thông tốt nhất.

Bạn có thể căn cứ vào thực tế nhu cầu sinh hoạt của gia đình, lợi thế của khu đất và lời khuyên từ KTS để lựa chọn thiết kế giếng trời một cách hiệu quả nhất. Điều này cũng phụ thuộc vào hướng gió và không gian thiên nhiên xung quanh để có được bố cục không gian hài hòa nhất.

4. Mặt tường của giếng trời nên làm gì để giảm ổn?

Bạn có thể hiểu, giếng trời là dạng ống thông giữa các tầng của ngôi nhà, biệt thự… nhằm tạo độ thông thoáng giữa các không gian, lấy sáng cho những căn nhà ở các khu vực đông dân cư, gặp vấn đề về sự thoáng sáng.

Thông thường nếu để phần tường thông phẳng sẽ tạo tiếng ồn, khi các tầng có người nói chuyện thì sẽ gây ra tiếng động lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự riêng tư của các thành viên trong nhà. Do vậy, bạn có thể thấy ở các thiết kế giếng trời, KTS luôn tạo những trang trí, hoặc điểm nhấn để khắc phục vấn đề này bằng việc sử dụng các loại đá, hoặc những loại giấy dán tường loại gồ gề, trang trí thêm cây xanh để hạn chế việc thông âm thanh giữa các tầng.

Ở trên là những lưu ý khi muốn làm giếng trời cho căn nhà. Hy vọng những gì QPDesign chia sẽ sẽ giúp được các bạn khi đọc được bài viết này.

 

Nguồn: QP Design

Công Ty Xây Dựng UK Design – Hồ Chí Minh 

Chuyên nhận thi công nhà, Thi Công Sắt, Thi Công đá ốp lát – ở Sài Gòn

Liên hệ: 094 7887 321 (A.Phước)

Địa chỉ: 5/44 Nguyễn Cửu Đàm, Tân Sơn Nhì, Tân Phú, Hồ Chí MInh

Có Thể Bạn Quan Tâm